Bảo dưỡng ô tô định kỳ
Bảo dưỡng xe ô tô giúp kiểm tra và phát hiện những rủi ro tiềm tàng để ngăn ngừa nó một cách hiệu quả. Bảo dưỡng ô tô định kỳ đúng cách giúp chủ xế hạn chế tối đa hỏng hóc, giảm chi phi do thay thế và sữa chữa chi tiết liên quan, giữ “zin” cho xe và tăng tuổi thọ. Mỗi garage ô tô sẽ có quy trình bảo dưỡng ô tô khác nhau. Với Garage Thủ Đô, quy trình bảo dưỡng định kỳ xe ô tô chuẩn 14 bước chuyên nghiệp, “khám bệnh” xế yêu cực chuẩn.
1. Bảo dưỡng xe ô tô là gì?
Bảo dưỡng ô tô chính là biện pháp kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế các chi tiết, bộ phận có dấu hiệu hư hỏng hoặc hoạt động kém ổn định đặc biệt là hệ thống bôi trơn, dầu nhớt bôi trơn, hệ thống phanh, lốp… Nhờ đó, chiếc xe của bạn sẽ luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, đảm bảo an toàn khi vận hành.
2.Các cấp bảo dưỡng ô tô
Với mỗi loại xe khác nhau sẽ có các cấp bảo dưỡng hay các mốc bảo dưỡng ô tô khác nhau tuỳ theo quy định của nhà sản xuất. Bạn có thể xem chi tiết trong sách hướng dẫn của chiếc xe bạn đang sử dụng để biết chính xác thời điểm cần bảo dưỡng. Thông thường các cấp bảo dưỡng xe ô tô được tính dựa theo quãng đường di chuyển như sau: 5.000km, 10.000km, 20.000km, 40.000km và 80.000km hoặc theo thời gian là khoảng 6 tháng/lần.
Bảo dưỡng cấp 1 ô tô
Bảo dưỡng cấp 1 ô tô trên hầu hết các loại xe sẽ tương ứng với mốc bảo dưỡng ô tô 5000km
3. Có nên phủ bóng Ceramic ô tô không?
Bước 1. Bảo dưỡng điều hòa ô tô
Sau thời gian sử dụng, hệ thống điều hòa ô tô thường sẽ gặp tình trạng có tiếng ồ ồ, có mùi hôi khó chịu hoặc thiếu nhiệt. Chính vì vậy, việc bảo dưỡng cho hệ thống điều hòa xe là việc cần thiết đầu tiên.
Các bước bảo dưỡng điều hòa ô tô tại Garage Thủ Đô:
- Lần lượt kiểm tra hệ thống điều hòa bao gồm giàn nóng, giàn lạnh, lỗ thoát nước, lốc, phin lọc, khí nén, hiệu suất làm lạnh,…
- Tiến hành kiểm tra, vệ sinh hoặc thay thế (nếu cần) sau khi tháo lọc gió điều hòa.
- Dùng camera nội soi kết hợp với các thiết bị chuyên dụng để khảo sát mức độ ổn định của giàn lạnh để đưa ra quyết định sửa chữa hay thay mới.
- Vệ sinh giàn lạnh bằng dụng cụ chuyên dụng.
- Vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa, thay thế (nếu cần) từng hạng mục như: giàn nóng, giàn lạnh, phin lọc.
- Lắp đặt và kiểm tra lại trước khi sử dụng.
Bước 2: Bảo dưỡng gầm ô tô
Gầm xe là bộ phận thấp nhất, dễ bị hỏng hóc do nước mưa, sỏi đá và va chạm gầm xe. Gầm xe ô tô sau một thời gian sử dụng có thể xảy ra hiện tượng chảy dầu gầm xe, gỉ sét, có tiếng kêu lạ.
Hiện nay, để bảo vệ gầm xe tối ưu khỏi các tác nhân từ môi trường, các trung tâm sửa chữa xe có thực hiện dịch vụ sơn phủ gầm xe với tác dụng chống tình trạng gỉ sét, cách nhiệt và chống ồn. Các bước thực hiện bảo dưỡng gầm ô tô như sau:
- Tiếp nhận xe & kiểm tra sơ bộ về những vấn đề liên quan đến gầm mà xe bạn đang gặp phải để từ đó đưa ra kế hoạch bảo hành phù hợp và chính xác nhất.
- Báo lỗi xe đang gặp phải và báo giá chi phí
- Khách hàng duyệt chi phí bảo dưỡng.
- Tiến hành bảo dưỡng theo đúng báo giá và các hạng mục khách hàng lựa chọn, đồng thời báo tiến độ bảo dưỡng gầm cho khách hàng.
- Hoàn thiện, kiểm tra lần cuối và bàn giao xe .
Bước 3. Bảo dưỡng hệ thống lái
Hệ thống thước lái có nhiệm vụ giúp người điều khiển điều hướng ô tô dễ dàng thông qua vô lăng và ảnh hưởng rất lớn tới sự an toàn của mọi người. Thế nhưng, sau một thời gian dài sử dụng thì hệ thống thước lái này cũng sẽ có khả năng rơi vào tình trạng hỏng hóc. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, việc tuân thủ các lưu ý khi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thước lái xe ô tô là vô cùng cần thiết.
Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra:
- Cảm biến vô lăng
- Bộ điều khiển (máy tính)
- Hệ thống bổ trợ dầu, điện
- Các động cơ chấp hành
- Cụm bánh xe
Bước 4. Bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô
Bảo dưỡng xe ô tô không thể bỏ qua kiểm tra máy phát điện. Máy phát điện là thiết bị giúp sạc ắc quy và cung cấp nguồn điện cho các thiết bị sử dụng trên ô tô. Sau thời gian dài hoạt động, máy phát điện sẽ có hiện tượng hư hỏng và không thể cung cấp điện đến tất các chi tiết, bộ phận trên xe ô tô.
Chính vì vậy, bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô là vô cùng cần thiết, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra:
- Kiểm tra và đo điện áp quy khi tắt máy
- Kiểm tra và đo điện áp quy khi nổ máy
- Đọc kết quả điện áp và so sánh:Nếu ắc quy lúc máy đang chạy cao hơn điện áp ắc quy lúc xe tắt máy (khoảng 13.4 đến 14.2 volt) thì máy phát điện vẫn còn hoạt động rất tốt. Nếu kết quả so sánh theo chiều ngược lại thì máy phát điện của xe bạn đã bị hỏng. Các tài xế cần sửa chữa hoặc thay mới.
Bước 5. Bảo dưỡng ắc quy ô tô
Chất lượng bình ắc quy có vai trò quan trọng tới hiệu suất hoạt động của xe, đặc biệt trong điều kiện thời tiết và môi trường ở Việt Nam. Bảo dưỡng ắc quy cần được thực hiện trong quá trình bảo dưỡng xe ô tô để đảm bảo hoạt động xe luôn liên tục.
Để ắc quy ô tô luôn hoạt động bền bỉ chủ xế cần chú ý các vấn để sau:
- Luôn giữ ắc quy ở nhiệt độ đảm bảo.
- Chỉ châm thêm nước khi dung dịch thấp hơn mức quy định.
- Theo dõi mức điện áp
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của các dây điện nối vào bình.
- Luôn giữ ắc quy được sạch sẽ.
Bước 6. Bảo dưỡng ghế da ô tô
Để kéo dài tuổi thọ cho ghế da ô tô mà mang lại cảm giác thoải mái, sang trọng cho người sử dụng, chủ xe nên chăm sóc thường xuyên. Dưới đây là hướng dẫn bảo dưỡng ghế da chi tiết chủ xế cần quan tâm khi đi bảo dưỡng xe ô tô:
- Kiểm tra bề mặt da bọc ghế nhằm phát hiện vật cứng hoặc lỗ thủng.
- Sử dụng hút bụi để làm sạch bề mặt trên ghế, khe ghế.
- Lựa chọn chất liệu tẩy rửa phù hợp, nên có độ pH bé hơn so với chất liệu da.
- Tẩy vết ố trên bề mặt với khăn mềm một cách nhẹ nhàng.
- Sử dụng chất dưỡng để bảo vệ bề mặt da đặc biệt trong thời tiết khô hanh.
Bước 7. Bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Giảm xóc ô tô là bộ phận quan trọng giúp xe di chuyển êm ái hơn trên những cung đường xấu nhờ tác dụng triệt tiêu các dao động quán tính tự do giúp đem lại cảm giác thoải mái cho những người sử dụng. Khi bảo dưỡng xe ô tô, chủ xế nên yêu cầu kĩ thuật viên kiểm tra giảm xóc.
Dưới đây là những lưu ý trong vấn đề bảo dưỡng giảm xóc ô tô:
- Thường xuyên kiểm tra giảm xóc xe xem có chảy dầu hay không.
- Đặc biệt lưu ý rửa sạch hốc bánh và bộ phận giảm xóc trong khi rửa xe.
- Đảm bảo bơm lốp đúng tiêu chuẩn và phù hợp với tải trọng của chiếc xe
- Tránh đi vào đoạn đường xấu hoặc chở quá tải trọng cho phép.
Bước 8. Bảo dưỡng kim phun điện tử ô tô
Tại kỳ bảo dưỡng xe ô tô 15.000km, các kĩ thuật viên sẽ súc rửa kim phun điện tử bằng dung dịch chuyên dụng. Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần lưu ý sử dụng loại dung dịch phù hợp với động cơ xe.
Có hai loại dung dịch chính:
- Một loại sẽ được đổ thẳng vào bình xăng theo tỉ lệ phù hợp,
- Loại còn lại sẽ được đưa thẳng vào kim phun trong động cơ thông qua đường ống dẫn xăng.
Bước 9. Bảo dưỡng lốp xe ô tô
Lốp xe là bộ phận trực tiếp ảnh hưởng tới mức độ an toàn và êm ái khi di chuyển. Lốp xe ô tô không đủ căng hay bị bào mòn sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu hao nhiều nhiên liệu hoặc làm giảm tốc độ di chuyển. Thậm chí, trong trường hợp hư hỏng nặng còn có thể gây ra những nguy hiểm khó có thể lường trước được.
Chính vì vậy, việc bảo dưỡng lốp và kiểm tra áp suất là việc bắt buộc với các loại xe ô tô. Đặc biệt, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên thay lốp khi đã đi được khoảng 50.000km.
Bước 10. Bảo dưỡng dầu và phanh xe ô tô
Dầu nhớt chính là bôi trơn các bề mặt, làm sạch các chi tiết và làm mát một số bộ phận. Thông thường, khi bảo dưỡng xe ô tô, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và thay dầu nhớt, dầu phanh, nước làm mát cho xế yêu.
Việc kiểm tra dầu có thể được thực hiện 1 tháng/ lần và tiến hành thay dầu lọc nhớt sau khi đã đi được khoảng 10.000km. Tuy nhiên, nếu xe của bạn thường xuyên chạy trong đường thành phố đông đúc hoặc trong môi trường nhiều bụi bẩn thì nên thay dầu nhớt sau mỗi 5.000km.
Bước 10. Bảo dưỡng hệ thống làm mát
Nước làm mát là dịch vụ giải nhiệt cho động cơ và các chi tiết máy. Nước làm mát cần được kiểm tra và thay thế khi bảo dưỡng định kỳ xe ô tô.
Thời gian bảo dưỡng chăm sóc hệ thống làm mát trên ô tô:
- Đối với xe không chạy thường xuyên thì cần kiểm tra định kỳ 12 tháng/ lần và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ là 24 tháng.
- Đối với xe chạy thường xuyên thì cần kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ là 12 tháng, vì không có thiết bị nào không bị hư hỏng theo thời gian.
Bước 11: Kiểm tra và bảo dưỡng Bugi
Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa của ô tô. Nó được coi là bộ phận tạo nên sự sống cho các động cơ xe. Bugi được tạo ra phải đáp ứng được các yêu cầu như: có độ bền cơ học cao, chịu nhiệt tốt, tia lửa mạnh, chịu được áp suất cao.
Kiểm tra và bảo dưỡng bugi là bước cần làm khi bảo dưỡng xe ô tô:
- Tháo bugi khi động cơ nguội hẳn.
- Vệ sinh các vết bẩn xung quanh bugi.
- Kiểm tra bugi, tra dầu vào răng bugi nếu thấy bị kẹt cứng, chờ một vài phút cho ngấm rồi tiếp tục dùng khóa tuýp nhẹ nhàng vặn ra.
- Hoàn tất việc tháo bugi cũ, lắp bugi mới vào và vận hành cho xe hoạt động bình thường
Bước 12: Bảo dưỡng hệ thống đèn, còi
Kiểm tra bảo dưỡng còi xe:
- Tháo và kiểm tra xem còi bị cháy, đứt, hở mạch cuộn dây điện hoặc tiếp điểm bị cháy rỗ và tiếp xúc không tốt, không tiếp điện
- Vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm.
- Còi cũng cần được thay mới khi các lò xo bị yếu, giảm tính đàn hồi, gãy.
Bước 13: Bảo dưỡng gạt mưa và bộ phun rửa kính
Bảo dưỡng gạt mưa và bộ phun rửa kính thực hiện ở mỗi kỳ bảo dưỡng xe ô tô.
Hệ thống gồm những bộ phận cơ bản sau: Cụm công tắc điều khiển gạt nước, rửa kính; cụm mô tơ gạt nước; bơm nước; lưỡi gạt nước; bình nước rửa kính; vòi phun nước.
Cần kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới nếu cần gạt bị biến dạng, mài mòn. Hệ thống phun bị tắc, yếu hoặc không thể hoạt động do hư hỏng.
Bước 14: Bảo đưỡng đèn báo taplo
Các ký hiệu, đèn báo trên bảng táp lô của ô tô có ý nghĩa cảnh báo tình trạng hoạt động của xe nhằm cung cấp thông tin cho người lái.
Nguyên nhân xuất hiện đèn báo trên ô tô khá đa dạng như là:
- Do quá trình sửa chữa thợ tháo và lắp lại các cảm biến mà quên xóa đèn.
- Một bộ phận nào đó đang gặp vấn đề: Đây là sự cảnh báo đã đến lúc bạn cần kiểm tra bộ phận đó ngay lập tức để giảm thiểu rủi ro xảy ra.
Vì vậy cần được kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô để các điểm báo từ taplo sẽ giúp tài xế nhận biết chính xác hơn thực trạng hoạt động xe của mình.